THANH PHONG HỒ

165.000.000 

Tác phẩm “Thanh Phong Hồ” (Ấm Gió Mát) – Tác phẩm mới của nghệ nhân Chu Đan
* Chất đất: Đế Tào Thanh
* Dung tích: 150cc
Thanh Phong Hồ: năm 2018 được Hiệp hội Nhà sưu tầm Trung Quốc trao “giải vàng”
Thất tuyệt – Khen ấm Thanh Phong
ẤM TỬ SA " THANH PHONG HỒ"
ẤM TỬ SA ” THANH PHONG HỒ”
(Như Nhất)
“Mắt ngời nhờ tử ngọc Thanh Phong
Thoáng ánh trà hồng có tựa không
Rằng nếu núi xuân qua đọ sắc
Ngũ hành thời ấy chẳng ở trong”
Thơ đề cảm nhận phân tích ấm Chu Đan – “Thanh Phong hồ”
Văn: Như Nhất
“Thanh Phong tinh tế trợ tài tình
Mắt đến sơ đề càng sáng linh
Cầm vận thâm u ngưng Lục Thủy
Hồn thơ nhã thấm vào Trà Kinh
Tóc mây một tối động tiên tịnh
Hương sắc tiễn đưa trăng suối sinh
Chữ viết ngàn thiên vừa phác đó
Sách đưa Song Tỉnh với Tần Tinh”
Tôi lại viết về “Thanh Phong hồ”, nói là “lại viết” bởi trước kia đã từng viết một bài thất tuyệt “Khen ấm Thanh Phong”:
“Mắt ngời nhờ tử ngọc Thanh Phong
Thoáng ánh trà hồng có tựa không
Rằng nếu núi xuân qua đọ sắc
Ngũ hành thời ấy chẳng ở trong”
“Thanh Phong” trong thơ đều để chỉ tác phẩm “ấm Thanh Phong” của Chu Đan. Phong (gió) là hiện tượng tự nhiên, chúng ta đều thích những ngọn gió mát trong lành. Cơ thể của chúng ta có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng, sự rung rinh của cây lá khiến chúng ta biết được chúng đang đi lại giữa chốn trần thế này. Gió khiến người ta nhớ về thơ của Lư Đồng, thầm tưởng bản thân có thể lập tức nhẹ nhàng vứt bay; đồng thời gió cũng có thể gợi dậy cõi lòng thiền của con người, cảm nhận ý cảnh của “trà thiền một mối”. Nó vừa tồn tại, mà cũng lại như không. Thứ “không hư” này là tín ngưỡng của tinh thần phương đông, Kawabata Yasunari từng nói thứ không hư này “không phải thứ không hư của phương Tây, là cái không hư của tự tại, là vũ trụ tâm linh với sức chứa đựng vô tận vô biên không bờ bến”. Không hư là không sắc không tướng, Hỉ Hải trong “Minh Huệ Truyện” từng nói “Không hư vốn là không ánh sáng, không màu sắc. Khi cõi lòng không hư gặp phải vô vàn những sắc màu muôn vẻ rực rỡ cũng sẽ không lưu lại bất cứ tì vết nào”. Lòng nhìn thấy thì mắt mới nhìn thấy được. Tất cả đều bắt nguồn từ cõi lòng. Thanh phong (gió mát) không lời, mà gợn sóng xuân, giữa từng làn biếc, chỉ tồn tại khoảnh khắc mà thôi!
Hai bài thơ đề này, bài “Khen ấm Thanh Phong” có nhân vật chính là ấm, ấm đang lên tiếng. “Thoáng ánh ngời mắt” là sự ngạc nghiên, sùng kính của người đối với ấm. “Rằng nếu núi xuân qua đọ sắc, ngũ hành lúc ấy chẳng ở trong”, ấm đã vượt ra ngoài cõi trần thế, từ một góc nhìn cao xét nhìn xuống thế gian. “Thời ấy” trong bài có 2 ý nghĩa, ngoài ý nghĩa không gian và thời gian, còn ám chỉ Thời Đại Bân. Đại Bân đã mất, mà người đời sau là Chu Đan đang làm rạng rỡ nghệ thuật Tử sa, thành tựu vang danh khắp chốn. Về việc này, tôi từng viết:
“Tuổi trẻ phái thành thầy sáng minh
Đất son trăm luyện mới thành hình
Ngàn năm hiếm gặp ngàn vàng đổi
Chẳng kém Đại Bân – Long Khê tình”
—-Bài thơ này cũng nói về ý đó—-
Bài thơ thất ngôn bát cú là cảm nhận và đánh giá về ấm: Bởi thưởng thức ấm mà sinh ý thơ, bất kể ở hiện tại hay trong quá khứ, đều là những suy nghĩ mới nảy ra nhờ ấm Thanh Phong. Khúc ca “Lục Thủy”, vần điệu “Trà Kinh”, tai nghe mắt đọc, ngỡ như vào động phủ thần tiên; trăng khe suối với sắc hương trà vấn vít hòa quyện, người thưởng trà chơi ấm cũng phải “sớm uống sương sa, chiều ăn hoa rụng” (lấy ý trong Ly Tao – Khuất Nguyên), bỗng thấy như như thay da đổi thịt! Lư Đồng rằng “Ba chén nặn ruột nghĩ, chỉ có chữ nghĩa năm ngàn cuốn”, tôi không có đại tài như ông ấy, chỉ có mấy câu thơ nhỏ nhoi chia sẻ cùng mọi người.
Đại sư trà đạo Nhật Bản Sen no Rikyū đã nói “Đóa hoa nở rộ không thể dùng để cắm”, ý rằng phải hàm xúc. Nét đẹp hàm xúc này đặt lên “ấm Thanh Phong” cũng vô cùng phù hợp. Trừ hoa văn chữ hồi 回 được khắc họa sắc nét trên nắp ấm Thanh Phong, các bộ phận khác như quai, vòi, đế đều giản lược hoặc để trống, màu đất ngưng đằm mà trầm lắng. Trông vào, ấm như một nụ hoa chớm nở, toát lên vẻ đẹp kín đáo, hàm xúc, sự cuốn hút này có thể xuyên qua mây mù, xông thẳng vào tâm linh cốt tủy khiến con người ta khó lòng lãng quên – đây chính là sức cuốn hút của ấm Thanh Phong.