CHÉN KIẾN DIÊU LÔNG THỎ NUNG CỦI

  • Đường kính: 9-10cm
  • Dung tích: 100-120ml
  • Cách nung: Nung củi
  • Chất liệu: Gốm Sứ

“Rời lò muôn sắc” là đặc điểm cuốn hút nhất từ Kiến Trản Sài Thiêu, cũng là đặc điểm cho thấy độ khó kỹ thuật nung của loại chén này. Dù lấy ra từ cùng một lò, nhưng sự khác biệt về màu sắc giữa các sản phẩm lại vô cùng lớn, dẫu là những chén nung trong cùng một bát khay bao ngoài, màu men cũng có thể khác xa vạn dặm.
Mức chênh lệch nhiệt độ trong lò nung củi thấp nhất cũng hơn 100°C, thường sẽ vào khoảng 200°C, thậm chí lên đến 300°C. Không những thế, sự thay đổi môi trường tại lò nung củi còn dữ dội hơn, trong lò có thể tồn tại song song cả môi trường oxi hoá và môi trường khử Fe2O3 thành FeO, thêm vào đó, hai môi trường này còn lưu chuyển giữa các vị trí khác nhau trong lò tùy theo lượng củi và tần suất củi được cho vào.
Hoa văn kết tinh của chén lông thỏ có dạng sợi nhỏ, đều, phân bố dày và liên kết với nhau như gân mạch hiện lên dưới lớp men đen, trông tựa những sợi lông tơ của thỏ, do đó được gọi là “chén lông thỏ”.
“Lông thỏ” bắt đầu từ thời Tống đã rất phổ biến, trải qua nhiều năm lịch sử, nó trở thành loại sản phẩm thường thấy nhất, cũng như đặc trưng nhất của Kiến Trản thời Tống. Từ nghiên cứu khảo cổ, các tác phẩm truyền đời và những mảnh vỡ tìm thấy ở các di chỉ lò Kiến Diêu, có thể thấy được địa vị chén Lông Thỏ vào thời Tống cao đến nhường nào, tính đặc trưng của nó không phải nghi nghờ gì nữa.
Hình dạng, màu sắc, độ nét, tình trạng phân bố của hoa văn lông thỏ không hề ổn định. Người trong nghề cho rằng: Trản sắc quý thanh hắc, ngọc hào điều đạt giả vi thượng. Nghĩa là chén thượng đẳng phải có sắc men chủ yếu màu xanh đen, hoa văn lông thỏ liền mạch, đều đặn, rõ ràng. Tìm tới Kiến Trản kiểu Tống, như có một cảm giác vô cùng trường lớp, chuẩn mực ùa về quanh ta.